Đổi mới đào tạo nghề

Thứ 3, 30/06/2020 | 00:00:00
2,171 lượt xem

Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thái Bình phát triển nhanh và bền vững.

Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng tạo nguồn nhân lực

Những năm qua kết quả đào tạo nghề của Thái Bình có nhiều khởi sắc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá về chất lượng dạy nghề. 

Hiện nay, Thái Bình có gần 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với đủ cấp độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng. Ngoài ra, còn 1 số trường đại học, đơn vị và doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Ngành nghề đào tạo khá phong phú như: Điện, may mặc, tin học, công nghệ ô tô, quản trị kinh doanh, xây dựng, nông nghiệp, văn hóa, y dược, sư phạm. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 34.000 học sinh, sinh viên, góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của  tỉnh, cũng như khu vực và cả nước. Tuy nhiên,  đào tạo nghề chất lượng cao vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Bái - Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình 

Đặc biệt là đào tạo ngành nghề kỹ thuật cao; trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật học nghề mà 70% là học thực hành thi đấy là 1 cái khó khăn; cái thứ 2 nữa là đội ngũ cán bộ GV cơ hữu của các cơ sở dạy nghề, rồi kể cả các trường trung cấp, cao đẳng còn thiếu, phải đào tạo lại.


Cùng với đó, phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, lối mòn, thiếu tính tương tác, chưa gắn kết với mô hình sản xuất mới, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu, nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

Nhiều lao động được đào tạo bài bản trong nhà trường nhưng vẫn phải đào tạo lại khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp

Mặc dù nhiều năm chuyên tâm học ngành may mặc, song khi về làm việc tại doanh nghiệp, chị Miền, xã Minh Hòa, Hưng Hà vẫn phải tham gia khóa đào tạo lại.

Chị Đặng Thị Miền, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà 

Nếu như những bạn mà có ý chí ngay từ đầu ấy thì kiến thức cơ bản của mình nó sẽ chiếm 50%; nếu như mà ham chơi các thứ thì ra ngoài phải học lại ngay từ đầu, vì sản phẩm mình học chỉ là cái cơ bản rất là nhỏ và cái lượng kiến thức rất là ít; nó không thực tiễn vào với sản xuất.


Đây chính là lỗ hổng, sự lệch pha giữa đào tạo và thực tế. Trong bối cảnh hiện nay, đã có thêm những tiêu chí, điều kiện ràng buộc mới, khắt khe hơn, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện trong công tác đào tạo.

Ông Trần Trọng Kim, Giám đốc Công ty TNHH May HNP.

Các cơ quan quản lý Nhà nước nên có những cơ chế, chính sách và có định hướng cho nhà trường và doanh nghiệp để chúng ta có những tiếng nói chung giữa đào tạo nhà trường và doanh nghiệp để chúng ta tổ chức tốt vấn đề đào tạo học sinh, cũng như tuyển dụng lao động trong giai đoạn hiện nay.


Với xu hướng sàng lọc, chọn lựa của người học nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng theo xu hướng nâng cao trình độ đào tạo nghề, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới. Nhiều trường dạy nghề ở Thái Bình đã và đang nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng tỷ lệ các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. 

Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình 

Tự nghiên cứu và đạt hơn  50% tổng số điểm bài kiểm tra trên hệ thống Website là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên khi  theo học tại trường nghề này. 

Sinh viên Nguyễn Thị Thắm, Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình 

Mỗi bạn sinh viên có một tài khoản riêng để đăng nhập vào tra cứu tìm hiểu những mục tiêu, nhiệm vụ mà bài giảng tới chúng em phải hoàn thành. Thầy cô sẽ biết được bạn nào có học hay không, làm hay không.


Tùy theo điều kiện cụ thể, nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có những giải pháp đột phá góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 

Tiến sĩ: Nguyễn Thị Thu Dung, Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Thái Bình 

Thực hiện mô hình đào tạo điều dưỡng theo năng lực của Bộ Y tế, thì trong đó thay đổi cơ bản toàn diện chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; cách quản lý, lượng giá, đánh giá sinh viên theo tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó thì nhà trường được Bộ Y tế đánh giá rất cao, và là mô hình cho các trường điều dưỡng toàn quốc tham khảo.


Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao năng suất, thu nhập, tạo cơ hội việc làm mới, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và cần sự chung tay gánh vác trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước,  cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, cơ quan báo chí, truyền thông, phụ huynh, học sinh và người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững.

Duy Huy

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...