Lò đốt rác nông thôn: Càng vận hành càng xuống cấp

Thứ 7, 27/06/2020 | 00:00:00
1,899 lượt xem

Theo kết luận 947 của Ban Thường vụTtỉnh ủy Thái Bình về xử lý rác thải nông thôn, các địa phương có lò đốt rác đầu tư công sẽ chỉ được duy trì ở mức hiện tại, không mở rộng quy mô. Nhưng trên thực tế khi lượng rác thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều thì gánh nặng lên các lò đốt ngày càng lớn, đặc biệt với các lò xây dựng lâu năm thì càng vận hành, càng xuống cấp.

Lò đốt rác đầu tư công ở nhiều địa phương đang trong tình trạng càng vận hành, càng xuống cấp

Lò đốt rác xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng xây dựng từ năm 2015. 5 năm hoạt động liên tục, rất nhiều bộ phận máy móc đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Những người làm việc tại đây cho biết, công suất đốt hiện giờ của lò chỉ đáp ứng 1/3 tổng lượng rác cả xã thải ra mỗi ngày. Ấy vậy, nhưng lò cũng không hoạt động liên tục được.

Ông Nguyễn Huy Cừ, Đội xử lý rác thải xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng

Cái ống khói hiện giờ bị hỏng hết rồi, nên đôi lúc tỏa khói không hút được lên cao. Giờ tỏa ra có khi người đốt cũng bị ảnh hưởng, người dân xung quanh cũng bị ảnh hưởng.



Trung bình tại mỗi lò đốt rác của huyện Đông Hưng có từ 2-3 lao động. Với lượng rác lớn cần đốt mỗi ngày thì số lao động ấy chỉ phân loại được một phần nhỏ rác thải, nhiều loại rác thải rắn khó cháy buộc phải đem vào đốt, khiến hoạt động của lò kéo dài hơn.

Các lò đốt rác đều quá tải rác

Ông Vũ Gia Tiều, Đội xử lý rác thải xã Đông La, huyện Đông Hưng

Nilon, đồng nát đủ loại lẫn với tất cả rác sinh hoạt khác như  rau dưa, phế phẩm này khác không có ủ phân vi sinh, nên rồi cũng cào lên rồi đốt hết.



Rác thu gom về không được phân loại và xử lý, tất cả đều gom vào để đốt chung

Anh Bùi Huy Triều, Cán bộ địa chính xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng

Những loại rác như rau củ quả, ni lông người ta không phân loại ra thì độ ẩm nó cao, khi vào lò nó cháy lâu hơn.



Thực trạng càng vận hành, càng xuống cấp cũng đang xảy ra tại nhiều lò đốt tại huyện Hưng Hà. Hiện huyện có 14/17 lò đốt xây dựng từ năm 2015. Nhiều địa phương hàng năm phải trích ngân sách địa phương ra tu sửa đến 3- 4 lần, song chỉ đều là những sửa chữa nhỏ. Trong khi công suất và đảm bảo điều kiện vận hành ngày càng đi xuống.

Do đốt thủ  công và lò xuống cấp nên khí thải ra gây ô nhiễm môi trường xung quanh

Ông Trần Văn Vượng, Phó chủ tịch UBND xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà

Hiện nay, một số hạng mục công trình lò đốt xuống cấp, một mặt do nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế nên muốn đề nghị các cấp tạo điều kiện nguồn kinh phí để đáp ứng được xử lý lượng rác của xã.



Theo các địa phương, dù biết lò đốt đã xuống cấp nhưng với khối lượng rác thải lớn nên vẫn phải vận hành hết công suất lò, đặc biệt phải làm thêm vào buổi đêm. Và với những quy định mới trong việc không mở rộng quy mô hay xây dựng thêm lò đốt quy mô nhỏ thì các địa phương đều đang trông chờ vào việc có lò đốt tập trung quy mô lớn. Thay vì càng sửa, càng vận hành thì lại càng xuống cấp.

Thế Công

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...