Luật phòng chống xâm hại trẻ em: góc nhìn từ thực tiễn

Thứ 4, 27/05/2020 | 08:40:11
4,913 lượt xem

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, hôm nay, ngày 27/5, Quốc hội họp trực tuyến tại Nhà Quốc hội để xem xét về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Phiên họp này sẽ được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Thực tế cho thấy, trong gần 5.000 trẻ em bị xâm hại theo thống kê trong 2 năm 2017 - 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%. Thủ phạm của những vụ việc này đa số vẫn là người thân, người quen, hàng xóm… Tuy nhiên thực tiễn đang chỉ ra còn nhiều khoảng trống đáng lo ngại trong luật khiến việc giám sát, phòng chống xâm hại trẻ em còn nhiều bất cập.

Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia phòng chống bạo hành trẻ em thì độ tuổi trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi.Cứ 4 trẻ em gái thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục. Cứ khoảng 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại. 47% kẻ xâm hại đến từ họ hàng và gia đình. Và xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng 20% mỗi năm. (ĐỒ HỌA)

Bà Lê Hồng Loan - Trưởng chương trình bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc – UNICEF: Hiện rất nhiều vụ việc xâm hại bạo hành trẻ em gây bức xúc trong xã hội, tạo sức ép lên Chính phủ phải có một chương trình hành động bảo vệ trẻ em tốt hơn , dù chúng ta đã có nhiều cố gắng song hiện tại có nhiều giải pháp vẫn chưa thực sự thỏa đáng

Từ cuối năm 2018, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em đã chuyển sang đầu số 111. Đây là giải pháp nhằm giúp trẻ em cũng như gia đình, người thân có thể dễ nhớ và kịp thời thông báo các vụ việc xâm hại trẻ em với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên theo các cán bộ tại đây, từ khâu tiếp nhận thông tin đến khi xử lý gặp không ít khó khăn.

Ông Vũ Văn Dũng – Giám đốc Trung tâm Tư vấn dịch vụ truyền thông: đến nay chúng tôi cũng phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng để bảo vệ trẻ tốt hơn

Bà Vũ Kim Nga, Nhân viên Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111: tổng đài tiếp nhận và xử lý kịp thời để hỗ trợ các trường hợp cho trẻ …

Theo các chuyên gia, Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi dâm ô. Cũng chưa quy định rõ bộ phận nào là bộ phận kích thích tình dục. Dẫn đến các quan thực thi vận dụng theo cách hiểu khác nhau. Đặc biệt việc yêu cầu phải có chứng cứ vật chất trên thân thể nạn nhân bị xâm hại dẫn đến việc xử lý tội phạm bị chậm trễ.

Bà Lê Thị Hòa - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp: để xử lý được một vụ việc là vô cùng khó khăn

Khoảng trống pháp luật khiến nhiều kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, hoặc chỉ bị phạt ở mức chưa đủ sức răn đe đã vô tình khoét sâu thêm nỗi đau của những nạn nhân. Đây là thực tế cần sự vào cuộc các cơ quan chức năng để xem xét, nghiên cứu, xác định lại từng nhóm hành vi và có những chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, đảm bảo an toàn và đảm bảo quyền của trẻ em./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...