Hệ lụy khi chậm giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp

Thứ 7, 29/02/2020 | 17:25:58
1,110 lượt xem

Những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại các cụm công nghiệp đã và đang để lại nhiều hệ lụy. Đó là hiệu quả sử dụng đất không cao, nhà đầu tư thứ cấp quay lưng, nghiễm nhiên lao động ở các địa phương đó chưa thể có cơ hội việc làm.

Hiện nay, để tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình và các Khu công nghiệp còn chưa lấp đầy, đồng thời duy trì diện tích đất nông nghiệp cần thiết, tỉnh Thái Bình đã chủ trương không phát triển thêm các cụm công nghiệp. Do đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các cụm công nghiệp, đó là vừa phải có nhà đầu tư hạ tầng, vừa phải có mặt bằng nhanh chóng thì mới thu hút được nhà đầu tư thứ cấp triển khai dự án sản xuất kinh doanh. 


Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển cụm công nghiệp huyện Kiến Xương: Mặc dù cụm công nghiệp Trung Nê, công tác giải phóng mặt bằng chưa xong nhưng đã có 2 nhà đầu tư Nhật Bản đăng ký dự án đầu tư, dự kiến tạo ra 2000-3000 việc làm cho người dân địa phương. Nếu không nhanh chóng triển khai thì người ta sẽ rời đi.


Trong khi đó, chủ trương mở rộng cụm công nghiệp Minh Lãng, huyện Vũ Thư được chấp thuận từ tháng 3/2018. Song đến nay, các công việc vẫn dậm chân tại chỗ. Cỏ mọc hoang hóa trên diện tích đã san lấp và cả trên những thửa ruộng chưa giải phóng mặt bằng. 

Ông Hà Khánh Hưng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vinaspace: Chính vì còn 1 vài hộ không đồng thuận mà cỏ mọc hoang hóa làm không làm được, hiệu quả đầu tư không cao, dân không cấy được, nhà đầu tư thứ cấp đến rồi lại bỏ đi. 



Không chỉ vậy, việc chậm triển khai các dự án cũng khiến một diện tích đất không nhỏ để hoang hóa, gây ra những tâm tư trong nhân dân, nhất là những người đã đồng thuận bàn giao mặt bằng từ sớm cho nhà nước. 

Ông Nguyễn Văn Sơn, Người dân xã Đông La, huyện Đông Hưng: Tôi cũng như mọi người dân mong dự án triển khai nhanh, thu hút nhà đầu tư thứ cấp, diện tích đầu tư lâu bỏ hoang thời gian dài gây lãng phí, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.



Như vậy, hệ lụy của việc chậm triển khai dự án tại các cụm công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư mà chính người dân trong phạm vi dự án đó cũng bị ảnh hưởng rõ rệt, đặc biệt là cơ hội việc làm trôi qua từng ngày đối với các lao động địa phương./.

Cao Biền 

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...