Tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thứ 2, 12/11/2018 | 09:32:17
950 lượt xem

Thái Hưng vốn là xã thuần nông của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Kể từ khi đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, người dân đã có cuộc sống ổn định hơn, diện mạo vùng quê có nhiều đổi thay.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, người dân đã có cuộc sống ổn định hơn, diện mạo vùng quê có nhiều đổi thay.

Chị Vũ Thùy Linh ở thôn Văn Hàn Bắc là một trong hơn 100 lao động phổ thông của xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, vừa vào làm việc tại Công ty may xuất khẩu TDH. Với thu nhập hơn 4 triệu đồng/1 tháng, lại được làm gần nhà, đây là niềm mong mỏi của chị Linh bao lâu nay. Bởi trước đây, chị phải đi làm xa, cách nhà hàng chục cây số. “Từ khi làm ở đây, thì tôi thấy công việc rất là thoải mái, nhà tôi thì ở ngay gần xã đây nên tôi cũng có nhiều thời gian chăm sóc con cái, thu nhập của tôi cũng khá ổn định” – Chị Linh cho biết.     

"Được làm gần nhà đã mang lại nhiều thuận lợi cho người lao động" -  Chị Vũ Thùy Linh (áo trắng hàng đầu tiên) cho biết.

Chỉ hơn một năm trước, trên địa bàn xã Thái Hưng không có một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực may mặc thì đến nay, công nghiệp về làng đã giúp hàng trăm lao động tại địa phương có việc làm ngay trên chính mảnh đất quê hương. Chị Trương Thị Trang, quản lý công ty may xuất khẩu TDH chia sẻ: “Nhận thấy là ở đây bà con nhàn rỗi nhiều nên chúng tôi mở xưởng may để tạo công ăn việc làm cho bà con. Nói chung những người vào đây họ cũng chưa có tay nghề, nhưng qua thời gian học cũng đã biết may”.

Công nghiệp hóa nông thôn không chỉ giúp những người trẻ có việc làm ổn định, mà còn giúp những lao động trung niên có cơ hội học nghề và cải thiện cuộc sống. Bà Tạ Thị Ngọt - thôn Nam Hưng, xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy cho biết: “Tôi năm nay cũng ngoài 50 rồi, cứ tưởng là ở tuổi này là không đi làm công ty được nữa. Thấy xưởng này tuyển cả người ngoài 50 nên tôi đi làm. Lúc trước có biết may đâu, đến đây mọi người hướng dẫn tôi cũng biết may rồi, lương cũng ổn định”.

Chị Trương Thị Trang hướng dẫn bà Tạ Thị Ngọt các thao tác may.

Nhờ có các chính sách, chủ trương thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương mà diện mạo vùng quê Thái Hưng đã có nhiều đổi khác. Ông Giang Văn Tiu - Chủ tịch UBND xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy cho biết: “Địa phương luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn, để tạo việc làm cho bà con bằng hình thức tạo điều kiện về mặt bằng. Trước đây nông nghiệp chiếm 40% cơ cấu kinh tế của địa phương thì hiện nay chỉ còn 20%, thay vào đó là tiểu thủ công nghiệp.Do vậy, đời sống người dân đã có nhiều thay đổi”.

Hiện xã Thái Hưng có hơn 200 lao động làm việc tại các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn. Nhờ đó, mà người dân địa phương “ly nông bất ly hương”. Công việc ngay tại quê nhà không chỉ giúp người dân có cuộc sống ổn định, có điều kiện chăm lo gia đình, mà còn tiết kiệm chi phí đi lại khi phải đi làm xa ở địa phương khác.

Vũ Hà

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...